Bất chấp thị trường giảm mạnh, khối ngoại vẫn âm thầm mua ròng 4.000 tỷ đồng trong tháng 4, đâu là cái tên được “gom” mạnh nhất?

Tháng năm 01, 2022

Chia sẻ

Bất chấp thị trường giảm mạnh, khối ngoại vẫn âm thầm mua ròng 4.000 tỷ đồng trong tháng 4, đâu là cái tên được “gom” mạnh nhất?

(Tổ Quốc) – Sau khi ghi nhận bán ròng tới gần 7.000 tỷ trong quý 1/2022, khối ngoại đã thu hẹp đáng kể đà bán ra trong tháng 4 vừa qua, giá trị bán ròng 4 tháng đầu năm còn khoảng 2.540 tỷ đồng.

Tuần cuối cùng của tháng 4/2022, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức 1.366,8 điểm, ghi nhận mức giảm 0,9% so với tuần trước đó. Tâm điểm là phiên giảm hơn 68 điểm ngay đầu tuần, với hàng trăm mã cổ phiếu giảm sàn “trắng bên mua”. Bên cạnh đó, tâm lý không tích cực của nhà đầu tư đẩy thanh khoản sụt giảm về mức thấp nhất trong vòng gần 1 năm.

Tuy nhiên, diễn biến khối ngoại lại đang trái ngược với đà bán ra ồ ạt của nhà đầu tư trong nước. Cụ thể, họ có tuần giao dịch 25-29/4 mua ròng 814 tỷ đồng, cụ thể là mua ròng mạnh trong hai phiên đầu tuần, giá trị còn vượt mức nghìn tỷ, sau đó quay đầu bán ròng hai phiên giữa tuần và kết thúc bằng phiên mua ròng hơn trăm tỷ cuối tuần.

Tổng cộng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4.021 tỷ đồng trên cả hai kênh khớp lệnh và thoả thuận, điểm nhấn là chuỗi 3 tuần mua ròng liên tục trên HoSE hàng nghìn tỷ. Như vậy, sau khi ghi nhận bán ròng tới gần 7.000 tỷ trong quý 1/2022, khối ngoại đã thu hẹp đáng kể đà bán ra trong tháng 4 vừa qua, giá trị bán ròng 4 tháng đầu năm còn khoảng 2.540 tỷ đồng.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, trong tháng 4, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch đột biến tại cổ phiếu “đại gia” bán lẻ MWG. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại mua ròng gần 1.500 tỷ đồng MWG, chủ yếu đều qua thoả thuận. Theo báo cáo sau đó, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý cho biết đã hoàn tất mua vào 3,83 triệu cổ phiếu MWG trong phiên 13/4 – trùng khớp với phiên khối ngoại chi 1.500 tỷ đồng mua ròng thỏa thuận 9,4 triệu cổ phiếu MWG ngay khi vừa hở room do ESOP.

Ước tính, Dragon Capital có thể phải chi đến gần 600 tỷ đồng cho giao dịch lần này.

Ngoài ra, cổ phiếu VCB cũng ghi nhận giao dịch “trao tay” của khối ngoại trong phiên sáng 29/4, giao dịch khối ngoại ghi nhận thoả thuận khoảng hơn hơn 25 triệu đơn vị VCB.

Đồng thời, nhà đầu tư ngoại cũng tỏ ra ưa thích VNM khi mua ròng 525 tỷ đồng trong cả tháng, bên cạnh đó mã cổ phiếu GEX – mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hiệu ứng tin đồn lan truyền – song vẫn được khối ngoại “gom” gần 400 tỷ đồng trong tháng 4 vừa qua.  

Các mã cổ phiếu khác như DPM, MSN, DGC, VRE, DXG cũng đứng vị trí cao trong danh sách mua ròng của khối ngoại trong tháng 4 với giá trị mua ròng đều trên 240 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng được khối ngoại mua vào tích cực, giá trị mua ròng đạt 361 tỷ đồng.

Ngược lại, lực bán bán của khối ngoại tập trung tại đặc biệt tại VHMm giá trị đột biến 1.108 tỷ đồng. Giá trị bán ròng gần mức nghìn tỷ cũng được ghi nhận tại ‘anh cả’ ngành thép HPG với mức bán ròng 977 tỷ đồng. Hai cổ phiếu này trong tháng 4 cũng vận động không mấy khởi sắc, thị giá VHM kết phiên 29/4 đạt 65.000 đồng/cp, giảm hơn 14% so với đầu tháng. Tương tự, HPG điều chỉnh gần 4% trong cả tháng, kết phiên 29/4 về mức 43.300 đồng/cp.

Khối ngoại còn bán ròng 236 tỷ đồng tại mã ngành chứng khoán VNDirect (VND), cộng thêm bán ròng 130 tỷ đồng tại VCB. Các mã bị bán ròng trên trăm tỷ trong tháng 4/2022 còn có hai mã ngành chứng khoán khác là HCM (120 tỷ đồng) và SSI (120 tỷ đồng), bên cạnh là OCB (102 tỷ đồng).

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Mở tài khoản online tại đây, để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn

VPS QR

Để lại bình luận ở đây

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *