Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A – Z cho lính mới F0
Tháng 2 21, 2022
Chia sẻ
Đầu tư chứng khoán đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, nguồn vốn đổ vào thị trường chứng khoán lại có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, lượng vốn ròng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 370 triệu USD. Mặc dù vậy, không phải ai chơi chứng khoán cũng thu ngay được trái ngọt. Thực tế, cứ 10 người tham gia đầu tư vào thị trường khắc nghiệt này thì chỉ có 1 – 2 thực sự thành công.
Con đường trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công là rất nan giải. Dưới đây là những kiến thức tổng quát bạn cần phải biết để bắt đầu tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Vậy chúng ta hãy cùng bắt đầu thôi nào!
1. Bước đầu tìm hiểu về chứng khoán là gì?
Muốn chơi chứng khoán thành công, trước hết bạn phải có hiểu chính xác chứng khoán là gì và cách vận hành của thị trường này.
1.1. Khái niệm Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là gì? Hiểu đơn giản chứng khoán là tài sản hay công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư mua bán hoặc nắm giữ. Nói theo cách khác, chứng khoán tự như một tư liệu điện tử cho biết quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với những công ty họ nắm giữ cổ phần.
1.2. Ba Loại hình chứng khoán cơ bản
Dựa theo đặc điểm về quyền lợi của nhà đầu tư, chứng khoán nói chung thường được chia thành 3 nhóm cơ bản. Cụ thể đó là chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán vốn
Chứng khoán vốn là cổ phiếu mà nhà đầu tư cá nhân có thể mua trên hệ thống sàn giao dịch chứng khoán. Nó cho biết quyền sở hữu của cổ đông. Theo đó, chủ sở hữu chứng khoán vốn có quyền được trả cổ tức nếu như doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Đồng thời, họ còn có quyền tham gia bỏ phiếu cho những thay đổi quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp phá sản, nhà đầu tư chỉ có thể nhận lại số tiền đầu tư khi doanh nghiệp đó hoàn thành xong nghĩa nhiệm vụ trả nợ.
Chứng khoán nợ
Loại hình chứng khoán ở quen thuộc nhất có lẽ chính là trái phiếu. Có nghĩa khi nắm giữ trái phiếu thì đồng thời bạn đang là chủ lợi của doanh nghiệp. Trong trường hợp làm ăn không hiệu quả hoặc phá sản, nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu. Bởi đây chính là khoản nợ ưu tiên phải trả.
Bên cạnh trái phiếu, chứng khoán nợ còn bao gồm một số loại hình sản phẩm chủ đạo khác. Chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi (CD) và chứng khoán. Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, quyển sổ tiết kiệm cũng có thể xem như như một dạng chứng khoán nợ.
Chứng khoán phái sinh
Loại hình chứng khoán này tương tự như một công cụ tài chính, giá trị của nó luôn bị phụ thuộc vào giá trị của một loại tài sản cơ sở. Theo đó, tài sản cơ sở ở đây có thể là kim loại quý, nông sản hoặc một số công cụ tài chính khác như lãi suất trái phiếu hay cổ phiếu,.. Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam hiện phụ thuộc vào chỉ số VN30.
Hợp đồng quyền chọn cũng được xem như một dạng chứng khoán phái sinh.
Ví dụ: Cổ phiếu ABC có giá 10.000đ, bạn dự toán nó có thể tăng lên 15.000đ. Khi đó bạn có quyền đặt phí quyền chọn giả định ở mức 1.000đ. Nếu như mua 50 cổ phiếu ABC, khi giá tăng lên 15.000đ, số tiền lãi bạn thu về sẽ 50×5.000 (tiền lãi mỗi cổ phiếu) – 50.000 (phí quyền chọn) = 200.000đ.
1.3. Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp
Đây là 2 dạng thị trường chứng khoán chính mà mỗi nhà đầu tư cần phân biệt rõ.
Thị trường sơ cấp
Nơi nhà đầu tư có thể mua chứng khoán khoán lần đầu tiên phát hành của mỗi doanh nghiệp, chính phủ của quỹ đầu tư. Nói theo cách dễ hiểu hơn, thị trường chứng khoán sơ cấp là nơi diễn ra những đợt IPO, cổ phiếu lần đầu phát hành đến công chúng. Thông thường, thị trường này chỉ hoạt động khi doanh nghiệp cần cần huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu.
Thị trường thứ cấp
Là nơi nhà đầu tư có thể giao dịch chứng khoán khi chúng đã phát hành tại thị trường sơ cấp. Tất cả hoạt động nghiên cứu, mua bán chứng khoán hàng ngày chúng ta vẫn thực hiện đều diễn ra trên thị trường. Tại Việt Nam, cổ phiếu được mua bán chủ yếu trên sàn HOSE, HNX và UPCOM.
Khi mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp có nghĩa những nhà đầu tư cá nhân, tổ chức giao dịch với nhau.
2. Quy tắc cần biết trước khi đầu tư chứng khoán
Hiện nay tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể giao dịch trên 3 sàn chứng khoán phổ biến nhất. Bao gồm sàn HOSE, HNX và sàn UPCOM. Trong đó, sàn UPCOM lại là nơi hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch với cổ phiếu của những công ty chưa niêm yết. Do đó Nếu xét kỹ về bản chất thì UPCOM chưa thể xếp vào vào một sàn giao dịch chứng khoán ngang hàng với sàn HOSE hay HNX.
Những sàn giao dịch trên đều mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian giao dịch của 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM được quy định cụ thể như sau.
- Sàn HOSE: Phiên buổi sáng kéo dài từ 9h15 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 14h30.
- Sàn HNX: Phiên buổi sáng kéo dài từ 9h đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 14h30.
- Sàn UPCOM: Phiên buổi sáng kéo dài từ 9h15 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 15h.
Thời gian khớp lệnh diễn ra trong 15 phút đầu tiên và 15 phút cuối cùng của mỗi ngày giao dịch. Trong khoảng thời gian khớp lệnh này, giá mở cửa và giá đóng cửa của ngày giao dịch đó sẽ được xác định. Hai mức giá này sẽ xác định dựa vào giá tại thời điểm khối lượng giao dịch lớn nhất.
Tại phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh ATO và ATC là hai lệnh chính được áp dụng. Hai lệnh này không hề có giá cố định mà chỉ có khối lượng giao dịch giao dịch. Tuy nhiên, chúng lại luôn khớp trước các lệnh khác.
Còn lệnh mua bán chỉ khớp lệnh sau 15 phút nhập lệnh. Giá tham chiếu khi đó chính là giá đóng cửa xác định từ phiên giao dịch trước đó, áp dụng với sàn HOSE và HNX.
Lệnh thường khớp ngay vào hệ thống trong thời gian của phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó, lệnh LO luôn được sử dụng nhiều nhất. Đây là kiểu lệnh nhà đầu tư có thể yêu cầu mua bán tại trong một mức giá xác định.
3. Cách xem bảng giá chứng khoán
Mọi nhà đầu tư như muốn tham gia vào thị trường chứng khoán sáng đều phải học cách cách theo dõi bảng giá điện tử. Trên bảng giá này người ta đã niêm yết đầy đủ khối lượng giao dịch và nhiều thông tin khác của các mã cổ phiếu. Nếu là nhà đầu tư F0, bạn hãy học cách phân biệt màu sắc cơ bản biểu thị cho từng tình trạng giá.
- Màu vàng: Biểu thị cho mức giá tham chiếu
- Màu tím: Biểu thị cho mức giá trần
- Màu xanh lam: Biểu thị cho mức giá sàn
- Màu xanh lá cây: Cho biết giá khớp lệnh đang cao hơn so với giá tham chiếu
- Màu đỏ: Cho biết giá khớp lệnh đang thấp hơn so với giá tham chiếu
Giá trần còn được hiểu là giá cao nhất có thể mua bán trong một phiên giao dịch. Ngược lại, giá sàn lại là giá thấp nhất được phép mua vật bạn trong phiên giao dịch. Tại mỗi sàn giao dịch quy định về giá trần, giá sàn lại có đôi chút khác biệt.
Đối với sàn HOSE, biên độ chênh lệch của giá trần và giá sản so với giá tham chiếu luôn là +-7%. Trong khi đó tại sàn HNX biên độ dao động này lại lên đến +-10%.
Ngoài màu sắc thể hiện cho từng tình trạng giá hay biên độ giao động giá, bạn còn phải tìm hiểu về một vài chỉ số quan trọng khác. Chẳng hạn như:
- VN – Index: Chỉ số đại diện cho toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
- VN30: Chỉ số đại diện cho 30 nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE.
- VNXAllshare: Chỉ số đại diện cho toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
- HNX-Index: Chỉ số đại diện cho toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX.
- HNX30: Chỉ số đại diện cho 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất niêm yết trên sàn.
- UPCOM: Chỉ số đại diện cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM.
4. Hướng dẫn chơi chứng khoán cho lính mới F0
Không có công thức cách chơi chứng khoán cụ thể nào. Bởi mỗi nhà đầu tư lại lựa chọn cho mình một trường phái riêng. Nếu là “lính mới F0” nguyên tắc trước là phải bảo toàn nguồn vốn. Bởi nếu ngay từ đầu đã gặp rủi ro thua lỗ, tâm lý nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng, thậm chí không còn muốn tiếp tục. Quy trình đầu tư cần diễn ra một cách tuần tự khoa học.
Bước 1: Phân tích cổ phiếu
Khâu phân tích giúp mỗi nhà đầu tư có thể đưa ra dự đoán hướng dịch chuyển giá cả của một hoặc nhiều cổ phiếu. Nhà đầu tư mới tham gia thị trường có lẽ nắm bắt rõ các phương pháp phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên thay vào đó, bạn hãy bắt đầu với bước phân tích cơ bản theo bình diện vĩ mô và vi mô.
Phân tích vĩ mô
Khi tiến hành phân tích vĩ mô ô vẫn cần xem xét sự vận động của nền kinh tế. Thực tế, nền kinh tế nói chung luôn có chu kỳ tăng trưởng đạt đỉnh sau đó lại thoái trào, chúng có thể lặp đi lặp lại.
Chu kỳ phát triển của nền kinh tế biểu hiện thông qua những thông số liên quan đến tỉ lệ thất nghiệp, niềm tin của người tiêu dùng, tỷ lệ giảm phát, lãi suất cơ bản,.. Dựa vào những phân tích này, bạn sẽ đưa ra được nhận định về sức khỏe của nền kinh tế, hướng dịch chuyển của đồng tiền. Từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp với bối cảnh thực tế.
Phân tích vi mô
Đối với khâu phân tích vi mô, bạn sẽ tập trung hơn và vào hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông thường, một công ty đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán đều phải công bố báo cáo tài chính công hàng quý hoặc hàng năm.
Bạn cần nghiên cứu kỹ báo cáo và đối chiếu kết quả với tình hình thực tế có thể tìm hiểu được. Hiện nay có khá nhiều các trang thống kê tin tức có thể hỗ trợ bạn kiểm định kết quả trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nói chung chỉ cần tập trung nghiên cứu một chút là bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về sự tăng trưởng của một doanh nghiệp.
Bước 2: Áp dụng chiến lược đầu tư phù hợp
Đã đầu tư là phải có chiến lược chứ không thể dựa vào cảm tính. Theo Sinvest, nhà đầu tư chứng khoán F0 nên bắt đầu với chiến lược trung bình giá để giảm thiểu rủi ro. Có nghĩa với cùng một số tiền bạn nên chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau. Sau đó tiến hành thu mua cổ phiếu theo từng giai đoạn.
Ví dụ: Bạn có ý định đầu tư 1.000 USD để thu mua cổ phiếu A. Thay vì mua dồn trong một lúc, bạn lựa chọn chia số tiền thành 5 phần bằng (mỗi phần 200 USD) và thu mua cổ phiếu A dần dần trong 5 tuần. Chẳng hạn tuần thứ nhất mua với giá 2 USD / cổ phiếu, tuần thứ hai 1.8 USD, tuần thứ ba 2.1 USD, tuần thứ tư 1.7 USD, tuần thứ năm 1.9 USD.
Khi áp dụng chiến lược trung bình giá, bạn có thể mua cổ phiếu với giá thấp hơn dự kiến. Nếu như thị trường tăng giá, bạn vẫn có thể kiếm lời trên số lượng cổ phiếu đang nắm giữ.
Bước 3: Lựa chọn cổ phiếu tiềm năng nhất
Khi đã hoạch định một chiến lược rõ ràng, việc tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn một vài cổ phiếu tiềm năng nhất để đầu tư. Muốn lựa chọn chọn ra ra những loại cổ phiếu tiềm năng nhất, bạn phải đi sâu nghiên cứu từng ngành nghề kinh doanh. Theo tỷ phú Warren Buffett, nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu trong từng lĩnh vực.
Ngoài ra trong tổng danh mục đầu tư, bạn cũng nên bổ sung cổ phiếu của các doanh nghiệp mới nổi. Cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp ít tiếng tăm hơn chỉ nên dừng lại từ 5 – 10% tổng danh mục đầu tư.
Bước 4: Học cách kiểm soát tâm lý
Trong quá trình đầu tư, bạn phải học cách kiểm soát tâm lý. Bởi chính cảm xúc đôi khi lại là thứ khiến bạn thất bại. Hưng phấn và bi quan luôn là 2 trạng thái cảm xúc chi phối phần lớn nhà đầu tư, đặc biệt người mới tham gia thị trường.
Nêu những nhà đầu tư có kinh nghiệm, nếu đã có chiến lược hoạch định rõ ràng, mọi người không nên vì chút biến động thị trường mà thay đổi mục tiêu. Thay vào đó, bạn phải thật bình tĩnh xem xét tình hình.
Đặc biệt nếu như thị trường diễn ra biến động mạnh, bạn không nên đặt lệnh mua vào hoặc bán ra theo xu hướng đám đông. Vì lúc này có thể thị trường đã tạo đỉnh hoặc chạm đáy, hành động của số đông và đầu tư dường như không còn chính xác nữa.
Bước 5: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
Trong mọi lĩnh vực đầu tư, cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Điều quan trọng là bạn phải biến xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro hợp lý. Lợi nhuận mặc dù rất quan trọng nhưng giữ được tiền đầu tư đôi khi còn khó khăn và quan trọng hơn.
Ví dụ: Nhiều có nhiều cổ phiếu có mức lợi nhuận cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Thế nhưng rủi ro đầu tư lại rất lớn. Lúc này, bạn cần xét đến tỷ số lợi nhuận / rủi ro.
Giả sử tỷ số lợi nhuận / rủi ro là A. Trong trường hợp này A không quyết đến việc bạn có rót vốn đầu tư hay không. Khi đó bạn phải xét đến tỷ số lãi suất ngân hàng / rủi ro (A’).
Nếu như A > A’, bạn có thể yên tâm hơn khi lựa chọn đầu tư vào một vài nhóm cổ phiếu đảm bảo điều kiện này. Điều này giải thích tại sao phần lớn người giàu trên thế giới đều không tích trữ nhiều tiền mặt. Thay vào đó, họ sẽ dùng chúng đầu tư vào bất kỳ thứ gì có khả năng sinh lời.
6. Những trang bị cần thiết khi đầu tư chứng khoán
Đầu tư vào thị trường chứng khoán không chỉ đòi hỏi có vốn mà bạn còn phải trang bị nhiều kỹ năng cần thiết khác.
Vốn
Nếu không có vốn bạn sẽ không thể đầu tư vào bất kỳ thứ gì kể cả chứng khoán. Do đó, trước khi tham gia đầu tư, bạn cần chuẩn bị một lượng vốn nhất định. Tuy nhiên nếu đó là nguồn vốn đi vay thì bạn nên cân nhắc lại. Bởi không có gì đảm bảo chắc chắn bạn sẽ thành công khi đầu tư vào chứng khoán.
Thiết bị
Muốn thành công trên thị trường chứng khoán đòi hỏi bạn phải thường xuyên làm việc với các loại biểu đồ, công cụ hỗ trợ phân tích. Trong suốt quá trình này, bạn sẽ cần đến thiết bị có kết nối internet. Ví như như máy tính, điện thoại thông minh. Quan trọng hơn, bạn phải đảm bảo đường truyền internet không bị gián đoạn để cập nhập mọi thay đổi của thị trường.
Cập nhật thông tin
Thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều bị ảnh hưởng bởi các luồng tin tức. Chỉ với một thông tin dù chưa qua kiểm chứng nhưng nó có thể kiếm thị trường trải qua biến động mạnh. Chính bởi vậy, mọi nhà đầu tư cần biết cách nắm thông tin kịp thời để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp với tình hình thực tế.
Kiến thức về chứng khoán
Theo như dự đoán của giới chuyên gia, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư mang về mức lợi nhuận trung bình 15%/năm. Vậy nhưng để đạt được mức lợi nhuận này đòi hỏi mỗi nhà đầu tư phải nắm bắt kiến thức và kỹ năng đầu tư tích lũy theo thời gian. Vì thế cho dù đã hay chưa tham gia thị trường, bạn vẫn nên tự tìm các trang bị cho mình kiến thức về đầu tư chứng khoán.
Nguồn: sinvest.vn